Ý nghĩa hoa cúc họa mi trong dân gian được biết đến với sự đượm buồn, nặng lòng nổi nhớ da diết của một kẻ si tình đơn phương. Tuy không duyên dáng như hoa hồng hay sắc màu rực rỡ như hoa hướng dương nhưng nó lại toát lên vẻ tinh khôi duyên dáng của một người đang yêu.
Giới thiệu về hoa cúc họa mi
Cúc họa mi được gọi bằng cái tên khác là “Cúc la mã” nhưng ít phổ biến hơn. Hay Cúc Họa Mi tên tiếng anh là Daisy – bắt nguồn từ “Saxon, day’s eye” có nghĩa dịch ra là “con mắt ban ngày”. Bởi vào mỗi sáng ban mai, hoa sẽ nở rộ cho đến khi buổi chiều tà cánh hoa sẽ khép dần lại.
Điều đặc biệt ít người biết đến đó là những đóa hoa cúc họa mi mỗi năm ra hoa chỉ duy nhất một lần trong năm. Hoa nở bắt đầu tứ tháng 11, là thởi khắc chuyển giao giữa Thu sang Đông.
Có lẽ vì vậy mà năm nào người Hà Nội luôn rất chờ mong đến mùa cúc hoạ mi bởi khi những bông hoa bé nhỏ này nở rộ cũng là lúc người ta có thể cảm nhận rõ nhất những dư vị cuối cùng của mùa Thu. Và cũng bởi điều đặc biệt này, cúc họa mi đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật, trở thành một biểu tượng đẹp của cho đất Thủ Đô mỗi khi Đông về.
Hoa cúc họa mi thường xuất hiện ở đâu???
Hoa Cúc Họa Mi mang vẻ ngoài mong manh, nhỏ bé nhưng lại rất xinh đẹp với cánh hoa màu trắng tinh và nhụy vàng của nó. Sau này do nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa này được nâng cao, nên nhiều nơi đã trồng Cúc Họa Mi với mục đích kinh doanh.
Ở Việt Nam Cúc họa mi thường hay mọc dại trên cánh đồng, bờ đê, triền đồi,…Hoa cúc họa mi thường được trồng rải rác ở khu bãi đá sông Hồng, thuộc phường Nhật Tân, đoạn sau chợ hoa Quảng An, quận Tây Hồ Hà Nội.
Ý nghĩa hoa cúc họa mi
Hoa Cúc Họa Mi tượng trưng cho sự trong trắng:
– Ở các nước Phương Tây Cúc Họa Mi còn được gọi với cái tên khác là Cúc Baby hay Baby’s Pet cách gọi này thể hiện được sự hồn nhiên, ngây thơ, sự sống, tươi trẻ của một loài hoa nhỏ bé. Đó cũng chính là ý nghĩa của Cúc Họa Mi trắng.
Cúc Họa Mi tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng
– Điều này thể hiện rõ nhất ở Cúc Họa Mi vàng, nó tượng trưng cho sự sung túc, sự tài cát điều này khiến cho chúng thường được dâng lên ông bà tổ tiên, thần linh để thờ cúng.
– Đó cũng chính là lý do không phải tự nhiên mà Cúc xuất hiện trong bộ tứ “Tùng Cúc Trúc Mai” theo quan niệm của dan gian, Cúc tượng trưng cho sự cao quý và sự thịnh vượng và một cuộc sống hạnh phúc mà con người thầm ao ước.
Cúc Họa Mi tượng trưng cho sự hiếu thảo
– Ắt hẳn bạn cũng một lần nghe qua câu chuyện về sự hiểu thảo gắn liền với loài hoa này. Sự hiếu thảo của một chàng trai khi đi tìm thuốc để giúp mẹ chàng tiếp tục với cuộc sống đã làm cho Bụt cảm động và tặng cho chàng một đó hoa Cúc trắng và bảo “bao nhiêu cánh hoa sẽ là số năm mẹ chàng sống được”.
– Chính vì sự hiếu thảo và sự thông minh chàng đã chia hoa ra thành nhiều nhánh, giúp mẹ chàng sống được tận mấy mươi năm và hai mẹ con sống với nhau đến trọn đời.
Hướng dẫn trồng Cúc Họa Mi tại nhà
Thời điểm thích hợp nhất để gieo hạt là tháng 9 – tháng 10. Bạn nên gieo hạt trong chậu có đất và lớp rên trên mặt, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng.
Đổi chậu trồng: Nếu bạn gieo hạt trong chậu có lớp đất trên mặt thì sau khi cây ra khoảng 3 – 4 lá, bạn nên chuyển 2 – 3 cây sang chậu có đường kính 20 – 30 cm. Nếu trồng trong chậu thì nên giữ lại 2 – 3 cây. Đặt chậu ở nơi có ánh nắng, nên tưới nước thường xuyên, không nên để lớp đất trên bề mặt chậu khô ráo.
Trồng cố định: Cúc Họa Mi là loại hoa cảnh chịu được rét nên có thể trồng vào tháng 11. Nếu rễ và lá phát triển không tốt nên trồng định kỳ vào tháng 2. Đất trồng là đất Akadama và khoảng 20 – 30% đất mùn. Bón phân hóa học, tưới đủ nước. Mùa đông khi gặp sương giá, cây sẽ khô héo vì thế nên đem cây vào trong nhà khi mùa đông tới.
Những điểm quan trọng nhất định không thể quên khi trồng hoa Cúc Họa Mi
+ Đặt cây tại nơi đủ ánh nắng
+ Tưới nhiều nước cho cây.
+ Nên chú ý phun thuốc vì cây dễ bị rệp.
+ Để phòng sương giá trong mùa lạnh.
– Thời gian trồng và chăm sóc hoa Cúc Họa Mi.
+ Tháng 9 – tháng 10: Gieo hạt.
+ Tháng 10 – tháng 11: Di chuyển sang nơi có ánh nắng dồi dào.
+ Tháng 11 – tháng 12: Trồng cây cố định trong chậu và bón phân đầy đủ.
+ Tháng 1 đến tháng 6: Cây cho hoa rải rác.
Tác dụng của Cúc Họa Mi trong Đông Y
Trong đông y, hoa cúc họa mi được dùng để chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến mắt. Và ngoài ra, người ta còn dùng cúc họa mi để làm cho tóc trở nên mềm mượt và đen bóng hơn nữa đấy.
Hoa còn có tác dụng thanh nhiệt, lưu thông máu, làm sạch da, giảm dị ứng; giúp giữ làn da mịn màng, chống các vết thâm quầng mắt; chế biến làm tinh dầu hoa cúc; chống viêm; trị mụn nhọt.
Ngoài ra, hoa có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng vi lượng nên được dùng trong một số món ăn, thức uống như: trà, món chè, nước sâm và thạch trà hoa cúc.
Vậy là hôm nay, ElsyFlower đã giới thiệu cho bạn đọc thông tin cũng như ý nghĩa của Hoa Cúc Họa Mi. Nếu các bạn muốn mua Hoa tặng bạn có thể tham khảo ở trang của mình nhé. (Link:https://elsyflower.com/)
Chúc các bạn một ngày thật ý nghĩa nhé !!!